Skip to main content

Quy trình sơn tĩnh điện là gì?

Muốn thực hiện một công việc nào đó, ta cần nắm được quy trình càng chi tiết càng tốt. Do đó quy trình sơn tĩnh điện là gì chính là những gì mà rất nhiều người băn khoăn. Các bạn đang quan tâm có thể cùng với cua thep van go Koffmann tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé

Việc nắm được quy trình sơn tĩnh điện là gì sẽ giúp cho bạn thực hiện chúng được nhanh chóng, chuẩn xác. Qua đó giúp gia tăng tốc độ, cải thiện công việc được hiệu quả hơn so với bình thường.

1, Bước 1: Thực hiện chuẩn bị/xử lý bề mặt trước khi sơn

Nhằm mục đích đảm bảo tạo cho bột sơn có được một độ bám dính tốt và hiệu quả hơn. Những vật liệu sơn luôn cần phải được qua một quy trình xử lý bề mặt trước khi sơn trực tiếp.

Những tạp chất trên vật liệu như rỉ sét, dầu mỡ, chất bẩn hay những tạp chất sẽ được loại bỏ.. Ngoài ra, công đoạn này còn có thể giúp bề mặt vật liệu được "kích thích" tiếp xúc với sơn tốt hơn. Thông thường người ta sẽ sử dụng phương pháp xử lý bề mặt bằng những hóa chất chuyên dụng. Cụ thể chúng sẽ được xử lý bề mặt bằng hóa chất bao gồm các bể sau:

- Bể tẩy dầu mỡ.

- Bể tẩy rỉ sét

- Bể nước sạch.

- Bể định hình bề mặt.

- Bể photphat hóa bề mặt.

- Bể thụ động hóa sản phẩm..

Những bể này thường được phủ nhựa composite chống ăn mòn để đảm bảo hiệu quả. Những  loại hóa chất được kiểm tra thường xuyên mỗi ngày một lần, qua đó nhằm đảm bảo đủ tiêu chuẩn, nồng độ. 

Những mẻ sơn sẽ được phân chia theo chất liệu, màu sắc cũng như đơn hàng chi tiết. Sau đó chúng được đưa vào lưới thép không rỉ và được nhúng vào bể xử lý bề mặt. Thời gian ngâm sản phẩm trong bể hóa chất sẽ tùy thuộc vào chất liệu của vật liệu sơn và sản phẩm. Thông thường chúng cần phải được nâng lên và hạ xuống ít nhất khoảng từ 2 - 3 lần.

Những vật liệu này được xử lý bề mặt thì chúng sẽ được đưa vào lò để sấy khô. Tại đây, những vật liệu sơn sẽ được sấy ở nhiệt độ tối đa là 120°C và trong thời gian khoảng 10-15 phút. Lò sấy khô sản phẩm giúp sấy khô hơi nước để có thể nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn.

2, Bước 2: Thực hiện phun sơn tĩnh điện

Buồng phun sơn cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, đó chính là thu hồi lượng bột sơn dư. Những bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để có thể tái sử dụng tránh lãng phí. Phần thu hồi này có thể coi là là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện mà không phải phương pháp nào cũng có.

Để tiến hành quy trình sơn tĩnh điện tất cả những sản phẩm trước khi treo lên băng tải. Sau đó chúng sẽ được dùng khí nén xịt sạch bề mặt sản phẩm sao cho hiệu quả. Cần hướng xịt bụi phải quay ra ngoài, không hướng vào mặt người khác hoặc quay vào phòng sơn.

Trước khi tiến hành phun sơn, các bạn cần kiểm tra thiết bị phun: súng sơn, vòi phun, quạt hút buồng phun, điện, hơi, tiếp mát, đèn chiếu sáng,... Những tay súng sơn cần đảm bảo luôn luôn vuông góc với vật cần sơn cùng với đó là khoảng cách từ súng sơn tới vật cần sơn cần đảm bảo: 10-15 cm đối với phun tay, 20-25 cm đối với súng phun tự động.

3, Bước 3: Thực hiện sấy sơn

Sau khi phun sơn, các vật phẩm được đưa vào lò sấy và sấy ở nhiệt độ: 180°C – 200°C trong 10 phút. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner với nguyên liệu đốt là khí Gas. Những vật liệu này sau khi được sơn tĩnh điện sẽ có bề mặt đồng đều nhé.


>>> Xem thêm: Những nhược điểm của sơn tĩnh điện là gì?


4, Bước 4: Kiểm tra, đóng gói sản phẩm

Bằng việc bố trí hệ thống sơn tĩnh điện hợp lý, khoa học trên mặt bằng nhà xưởng. Nhờ đó công việc kiểm tra đóng gói sẽ có thể thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện. Đặc biệt với những hệ thống gia công sơn tĩnh điện có công suất lớn cùng với đó là tính tự động hóa cao. Chính vì vậy việc bố trí mặt bằng hợp lý sẽ nâng cao công suất vận hành, đồng thời tiết kiệm tối đa diện tích sản xuất.

Thực hiện đóng gói: Các công nhân xác định cách đóng gói những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Công việc kiểm tra và đóng gói thành phẩm tùy vào từng loại mặt hàng và nhu cầu thực tế.

Hy vọng, các bạn đã biết được quy trình sơn tĩnh điện là gì qua bài viết này.


>>> Xem thêm những mẫu cửa thép vân gỗ đẹp TẠI ĐÂY

Comments

Popular posts from this blog

Lý do nên chọn cửa 1 cánh làm cửa sau nhà?

Cửa sau nhà của các gia đình cũng ngày một  được các gia chủ ngày một trú trọng hơn. Trong đó những sản phẩm cửa 1 cánh thường được sử dụng làm cửa sau nhà của các gia đình. Vậy tại sao nên chọn những cửa 1 cánh thép vân gỗ làm cửa sau nhà ? Cửa sau nhà dù không có vai trò quan trọng như cửa chính, cửa phòng khách hay thông phòng, cửa mặt tiền... Tuy nhiên, chúng cũng có một vai trò không kém phần quan trọng với ngôi nhà của các gia đình. Vì chúng góp phần tạo nên sự tiện nghi, thẩm mỹ của các công trình, ngôi nhà bạn. Chính do đó, việc chọn loại cửa sau nhà nào cho phù hợp, thẩm mỹ, phong thủy là điều được nhiều qua chủ quan tâm. Trong đó, các mẫu cửa 1 cánh đẹp đang được các gia chủ Việt ưa chuộng hơn hết sử dụng cho không gian này. - Những mẫu cửa 1 cánh được thiết kế với kích thước vừa phải, không quá nhỏ, không quá lớn. Nhờ đó cũng sẽ giúp cho ngôi nhà có thể giữ lại được những vượng khí, đồng thời thải loại đi những hung khí (khí không tốt) hiệu quả. Nhờ đó giúp cho gia chủ cùng

[Tư vấn]: Nhà có 2 cửa chính có tốt không?

Nhà có 2 cửa chính có tốt không đang là băn khoăn của rất nhiều các gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được điều này cụ thể, chi tiết và chính xác nhất. Các bạn đang băn khoăn có thể cùng Koffmann, tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Thông thường một ngôi nhà có thể có 2 cửa chính hay 1 cửa chính và 1 cửa phụ. Trong đó việc thiết kế nhà có 2 cửa chính cũng được không ít gia chủ chọn lựa. Vậy nhà có 2 cửa chính có thực tốt không, có gây ảnh hưởng gì không? Theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ nên phân cụ thể cửa chính và cửa phụ của ngôi nhà. Và các bạn cũng chỉ nên thiết kế duy nhất 1 bộ cửa chính cho mái ấm của gia đình mình. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý thiết kế cửa chính có kích cỡ lớn nhất và là lối vào nhà chính. Những cửa khách như cửa cổng, cửa thông phòng, cửa ban công… đều chỉ là cửa phụ. Các bạn cũng cần lưu ý về ở hướng và kích thước của cửa chính của ngôi nhà mình. Nhờ đó, ngôi nhà của gia đình bạn sẽ có thể thu hút và giữ lại được vượng khí. Việc kiêng kỵ nhà mở

3 cách hạn chế tác hại cửa phòng ngủ đối diện cửa chính

Như đã nói, cửa phòng ngủ đối diện cửa chính có thể gây nên những tác động tiêu cực. Vâỵ có những cách nào có thể hạn chế được những tác động tiêu cực của thiết kế này gây nên. Dưới đây là những cách hạn chế tác hại cửa phòng ngủ đối diện cửa chính bạn có thể tham khảo. Phong thủy của cửa ngôi nhà có thể gây nên những tác động đến đời sống của các gia đình. Nên làm sao để hạn chế được tác hại của thiết kế không đúng phong thủy rất được quan tâm.  Trong đó, thiết kế cửa phòng ngủ đối diện cửa chính là một điều được nhiều gia chủ quan tâm. Theo phong thủy, có 3 cách để giúp hóa giải không gian cửa phòng ngủ đối diện cửa chính như: 1, Đổi hướng của cửa phòng ngủ Thay đổi hướng của cửa phòng ngủ là phương pháp hữu hiệu nhất để hóa giải tình trạng này. Các bạn sẽ có thể bịt cửa cũ của căn phòng ngủ và sau đó mở một lối cửa mới là tốt nhất. Cụ thể, các bạn cần lưu ý hướng cửa mới cần phù hợp với chủ nhân của căn phòng. Nhờ đó, bạn sẽ có thể tránh cửa phòng ngủ đối diện cửa ch